Tôi tin vào tình yêu: Tự Tin Không lay chuyển (3)
Bài giảng 3
Tự tin không lay chuyển
XIV.
Thánh
Phao-lô đã viết trong sách Ti-mô-thy như thế này:
Tôi tạ ơn Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta, Đấng đã bang sức mạnh cho tôi, vì Người đã tín nhiệm mà gọi tôi đến phục vụ Người. Trước kia, tôi là kẻ nói lộng ngôn, bắt đạo và ngạo ngược, nhưng tôi đã được Người thương xót, vì tôi đã hành động một cách vô ý thức, trong lúc chưa có lòng tin. Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta, đã ban cho tôi đầy tràn ân sủng, cùng với đức tin và đức mến của một kẻ được kết hợp với Người.
Đây là lời đáng tin cậy và đáng mọi người đón nhận: Đức Ki-tô Giê-su đã đến thế gian, để cứu những người tội lỗi, mà kẻ đầu tiên là tôi. Sở dĩ tôi được thương xót, là vì Đức Giê-su Ki-tô muốn tỏ bày tất cả lòng thương xót của Người mà đặt tôi làm gương cho những ai sẽ tin vào Người, để được sống muôn đời. Kính dâng Vua muôn thuở là Thiên Chúa bất diệt , vô hình và vô nhiễm nguyên tội, là Đấng Duy Nhất, kính dâng Người danh dự và vinh quang đến muôn thuở muôn đời. Amen.
Thánh
Phao-lô thật là tuyệt vời, là người được lựa chọn trong những người được chọn lựa! Làm thế
nào mà thánh Phao-lô lại biết được lòng thương xót và tình yêu của Đấng Yêu
Thương! Vị thánh được tắm trong ân sủng để phục vụ như là tấm gương cho chúng ta
trên con đường của lòng tự tin không giới hạn trong lòng thương xót vô biên.
Chúng ta hãy xem người thầy đáng học theo ngay trước mắt mình!
Thánh
Claude de la Colombiere đã tuyên bố: “Riêng con, con tôn vinh Chúa vì đã biết
Người tốt lành thế nào trước mặt các tội nhân, lòng thương xót nơi Người vượt
lên trên những hành động ác tâm, mà không gì có thể phá hủy được, rằng dù cho
có bao nhiêu lần xấu hổ khi sa ngã hay khi phạm tội, kẻ tội lỗi không cần
phải cố trở nên đau khổ để xin Người tha tội…Mỗi ngày kẻ thù của Người và của
con cố tạo ra những cái bẫy để khiến con vô vọng. Hắn khiến con mất tất
cả mọi thứ ngay cả niềm hy vọng mà con có vào lòng thương xót của Người.
Và
đây là vài dòng trong sự hiểu biết của thánh Gio-an Vianney, cha sở họ đạo Ars,
nói về lòng thương xót: “Niềm hân hoan to lớn nhất của Đức Giê-su chính là tha
thứ cho tôi.”
“Thiên
Chúa tốt lành nóng lòng tha thứ cho kẻ tội lỗi biết ăn năn hơn cả người mẹ nóng lòng giải cứu đứa con thơ trong biển lửa.”
“Trong
bí tích Giải Tội, Người chia sẻ với chúng ta lòng thương xót vô biên của Người.”
“Những
lỗi lầm của chúng ta chỉ như những hạt cát bên cạnh đỉnh núi cao vợi của lòng
thương xót Chúa.”
“Lạy
Chúa, trong giây phút của sự hòa giải, hãy ném tất cả tội lỗi của chúng con qua
vai Người. Người sẽ lãng quên chúng; Người tiêu hủy chúng; và chúng sẽ chẳng bao
giờ xuất hiện.”
Hãy
nhìn xem các vị thánh có chung quan điểm với câu nói của thánh Gio-an Vianney
ra sao, “Tội lỗi của chúng ta, như hạt cát bên cạnh đỉnh núi cao vợi của lòng
thương xót Chúa.” Thánh Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su nói: “Tất cả tội lỗi gộp lại
chỉ như một giọt nước ném vào lò lửa rực cháy.”
Có
lời từng nói thánh Gio-an Vianney đã góp nhặt những bài giảng của các
tác giả khác. Nhưng mỗi câu được thêm vào đều là lời cháy lên trong chính trái
tim ngài, mỗi câu từ được viết lại từ những vị khác, đều được thắp sáng một ngọn lửa
mới bằng chính Chúa Thánh Thần. Quà tặng của các vị thánh là được thắp
sáng và hướng dẫn bởi Thánh Thần Chúa, họ đặt trọn tâm hồn mình vào những điều họ
nói ra. “Tôi ném linh hồn mình vào linh hồn họ,” Cha Gio-an Vianney đã nói.
XV.
Đôi khi có lời than phiền rằng việc một linh hồn tự tin trong tình yêu sẽ kéo theo một hiểm họa đó là sự kiêu ngạo và mất kiểm soát của linh hồn đó. Nhưng bạn nên thấy rằng, tôi nói điều đó dựa vào sự từ bỏ và sự vâng phục, bằng cách nào sự từ bỏ và sự vâng phục có thể phá vỡ hiểm họ trên. Mặt khác, tôi nghĩ hiểm họa nhân đôi khi phương pháp này làm tiêu hao vai trò của lòng tự tin và tạo ra áp lực lên sự cố gắng cá nhân, bằng cách khiến chúng ta kiểm điểm mình vô số lần. Nếu chúng ta thành công, sẽ có hiểm họa của lòng kiêu hãnh, bằng việc cho rằng chính mình đã đóng góp vào việc tạo ra ơn sủng; mặt khác, nếu chúng ta chẳng thấy bất kỳ dấu hiệu nào, chín lần mười đều thất bại, chúng ta lại trở nên đau khổ và rơi vào sự khô khan chán nản.
Mặt
khác, nếu chúng ta sống kết hiệp cùng Chúa Giê-su bằng những
nhân đức, Người sẽ dẫn dắt chúng ta trong chính sự trung tín và hào phóng của
mình.
Hồng
y Bourne từng nói, “Thánh Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su loại bỏ phép tính trong đời
sống tâm linh và để Chúa Thánh Thần chiếm lấy vai trò như người dẫn dắt lương
tâm.” Nhưng để sống theo giáo lý này một cách trọn vẹn, chúng ta phải hoàn toàn
được thuyết phục. Leo lên đỉnh núi thật chẳng dễ sau khi trượt ngã bởi những giáo lý của phái Jansen mà phần nào đó đã ảnh hưởng
đến tất cả chúng ta.
Để tôi nói với các bạn một điều lạ lùng: ngay cả với những linh hồn xinh thánh thiện nhất,
những người hiến tế mình trong trái tim Chúa Giê-su, cũng không muốn tin rằng
lòng tự tin là chìa khóa mở cánh cửa cho họ, bởi vì cánh cửa này là những
tổn thương được làm ra bởi tình yêu. Họ nhìn sang hướng khác, như thể cách này
quá tốt đẹp để trở nên đáng tin.
Bao
nhiêu người đã nói với tôi rằng: “Điều đó quá đẹp để có thể là sự thật.” Và tôi
trả lời, “Chúa Giê-su đã mua với cái giá đủ đắt, cái giá bằng chính Máu Thánh của
Người, để mang xuống thế gian một quyền lợi được xem là ‘quá đẹp đẽ.’”
Rồi
sau đó thì sao? Người gọi tôi như là chính tôi? Tôi có thể đến với Người bằng tất
cả những sự khốn khổ, yếu đuối của tôi? Người sẽ sửa lại những việc tệ hại tôi
đã làm? Người sẽ cung ứng cho sự nghèo nàn của tôi?
Vâng
đúng vậy, hãy trao cho Người, hãy dựa dẫm vào Người, hãy mong
chờ mọi sự từ Người, hãy thưa như thánh Phao-lô, “Omnia possum”: Tôi có thể
làm mọi sự trong Thiên Chúa, Đấng là sức mạnh và phẩm chất duy nhất của tôi.
Một
lời nguyện tuôn tràn từ chính trái tim ta trong suốt cả ngày, đó là: “Lạy Chúa
Giê-su, hãy sửa lại những điều tệ hại con đã làm, hãy chỉnh lại những điều còn chưa hoàn thiện.”
Hay
một cách tuyệt vời hơn để thưa với Chúa rằng “Lạy Chúa Giê-su, con biết Người
đang bù đắp trong con, Người đang tiếp tế con; Con biết Người thay thế những điều tốt trong những việc chưa tốt con làm, và còn hơn thế, như thánh
Augustine nói, một sự tốt lành như thể chưa hề có mầm mồng của tội lỗi.” Liệu
có điều gì xứng đáng hơn để thưa trong giờ nguyện ngắm như này? Tôi có Chúa
Giê-su, Người làm tất cả mọi sự trong tôi và vì tôi.
Và
tôi rất chắc chắn rằng – Ôi, thật vậy! – rằng Người sẽ chẳng bao giờ nói với
tôi rằng, “Con hy vọng quá nhiều vào Ta.” Tôi chẳng thể nào mường tượng Chúa
Giê-su sẽ nói điều đó.
Hãy
chú ý đến thái độ tôi đặt vào trong lời nguyện này. Đó là tốt khi nói, “Lạy
Chúa Giê-su, hãy bù đắp, hãy tiếp tế cho con.” Và tốt hơn nữa nếu thưa rằng:
“Lạy Chúa Giê-su, con biết – con dám chắc rằng Người sẽ làm việc đó. Con kết
hợp với Người để Người làm việc đó liên lỉ trong con. Con kết hiệp với Người
trong bí nhiệm Người đã hoàn thành nơi tâm hồn mà con không nhận thức được.
Người giấu chúng cách khôn ngoan, để giữ con trong sự bé mọn, vừa đủ để con thiếu tự tin vào chính mình, và gìn giữ cho con tất cả công lao của đức tin, nhưng con lại chẳng nghi ngờ gì.”
Không
phải Chúa Giê-su đã nói: “Tất cả những gì con cầu xin, con cứ tin là mình đã được
rồi, thì sẽ được như ý.”
Ta
thấy Thiên Chúa muốn chúng ta nâng sự tự tin của mình lên như thế nào rồi đó:
“con cứ tin là mình đã được rồi.”
Tại sao những đoạn tin mừng trong sách Mát-thêu và Lu-ca luôn nói rằng: “Hãy xin thì sẽ được” – và hiếm hoi khi dòng chữ trong sách Mác-cô thậm chí còn mạnh mẽ hơn, còn cho thấy sức mạnh của đức tin một các tuyệt đối hơn, và phù hợp hơn với sự rộng lượng thiêng liêng?
XVI.
Còn
gì nữa, chúng ta phải sống đời sống yêu mến trong chính giây phút hiện tại.
Chúng ta thường xuyên sống đức mến với Thiên Chúa trong thì tương
lai – một ngày khi chúng ta hội đủ điều kiện để sống đức ái. Từ đủ
khiến tôi bật cười, bởi vì sau tất cả, làm thế nào chúng ta có thể hội đủ điều kiện cho tình trạng đủ đó?
Ngay
lập tức, trong chính giây phút hiện tại, tôi thưa cùng Chúa Giê-su rằng tôi biết Người yêu mến tôi
và tôi cũng yêu mến Người. Cánh tay Chúa, Trái Tim Người luôn rộng mở, và tôi có
thể nấu thân nơi đó ngay tắp lự, bởi vì sự bất toàn của tôi, còn hơn cả một
chướng ngại, chính là bàn đạp đẩy tôi ra khỏi Thiên Chúa.
Người
chồng nghĩ gì khi hỏi vợ: “Em có yêu anh không?” và nhận được câu trả
lời “Em khát khao yêu anh; em cố gằng để làm việc đó, và em hy vọng một ngày
nào đó sẽ làm được bằng tất cả sự nỗ lực, khoan dung và hy sinh của mình.”
Người chồng sẽ nở nụ cười. Nhưng đây phải chăng là câu trả lời của những linh hồn tuyệt
vời trước Chúa?
Hãy trả lời cách đáng ngưỡng mộ như thánh Phê-rô: “Lạy
Chúa, Người biết mọi sự, Người biết con yêu Người.” Thay cho sự xuất hiện của
con, thay cho sự nguội lạnh và bất xứng của con, Người biết con yêu Người.
Người biết rõ điều đó hơn chính con, và con sẽ không chờ đến ngày mai để nói với
Người, bởi vì tình yêu thì không chờ đợi.”
Hãy
tin vào điều đó, chúng ta không bao giờ nên cảm thấy chán nản. Khi chúng ta thấy
bản thân quá yếu đuối, quá bất lực khi lúc nào cũng sa ngã cùng một tội lỗi,
chúng ta bị cám dỗ khi tự nói rằng: “Liệu có khả năng Chúa Giê-su mệt mỏi
khi thấy điều này chăng?”
Chúng
ta luôn bị cám dỗ không lúc này thì lúc khác. “Tôi đã hứa với Người quá nhiều
điều, tôi đã quyết tâm nhiều lần, nhưng lúc nào tôi cũng vấp phạm; chẳng có
cách nào mà Người không thấy mệt mỏi vì điều này.”
Đó
là một dạng của sự bất kính, bởi vì ta đã đặt ra giới hạn cho lòng thương xót vốn
vô lượng nơi Thiên Chúa. Đó là việc nghi ngờ lòng kiên nhẫn, sự khoan
dung độ lượng không mệt mỏi nơi Thiên Chúa. Đó không phải là Thiên Chúa mệt
mỏi với chúng ta; đó là chúng ta mệt mỏi với bản thân khi nhìn vào tật xấu trong chính mình.
Khi
Đức Mẹ hiện xuống ở Pontmain, Pháp, những đứa trẻ la lên, từng từ từng từ một,
dòng chữ chúng thấy được viết trên bầu trời dưới chân Đức Trinh Nữ. Khi đọc từ cho
phép (se laisse), những người lớn không được thấy thị kiến nói với chúng,
“Các con chắc đọc nhầm rồi, đó phải là “Con ta đã mệt mỏi’ (se lasse) chứ không
phải ‘Con ta cho phép…’” Nhưng thay vì câu “Con ta đã chịu đủ rồi” đó lại là
câu – ôi, thật dịu dàng làm sao – “Con ta cho phép mình được xót thương.”
Tại
sao chúng ta lại có xu hướng đơm đặt như vậy, bởi vì bản năng đầu tiên nghĩ đến là việc Chúa Giê-su không được thỏa mãn?
Ôi, làm thế nào tôi có thể giúp chúng ta xóa đi không khí của sự nghi ngờ này mà đặt mình vào tình bạn mà ở đó chúng ta là bạn Ngài, Đấng Cứu Chuộc, đến vì đàn chiên lạc là ta – đã mất, nhưng được tìm thấy như chính người con hoang đàng – đặt mình vào bối cảnh của đức tin, của gia đình với sự tin tưởng lẫn nhau giữa Cha và con, rồi anh chị em sẽ nếm được vị của hạnh phúc trên chính trần gian này, trần gian đã hóa Thiên Đàng.
Không
phải cuộc sống vinh quang đã bắt đầu từ chính đời sống ân sủng hay sao? Không
phải thánh Phao-lô đã nói, “Quê hương chúng ta ở trên trời” và thánh Gio-an
nói, “Tình yêu hoàn hảo loại trừ sợ hãi?”
Thánh
Phanxico de Sale đã nhấn mạnh rằng một linh hồn bị sợ hãi chiếm đóng cô
lập bản thân trong yếu đuối của chính mình. Đó là sự thật, và không có điều
gì đáng buồn hơn sự thật ấy.
Rõ
ràng là chúng ta phải tự xét mình để biết và sẵn sàng nhận ra sự bất toàn của chính mình trong mọi hình thái; để chịu đựng những cay đắng do tội
lỗi mà ra, nhưng không bao giờ được đầu hàng chúng, không bao giờ cho phép bản
thân bị đánh bại, không bao giờ chịu khuất phục; để loại trừ những gì là
không tốt, những gì là không nên, và những gì bị ngăn cấm. Vâng, rõ ràng là thế.
Bên cạnh đó, một khi chúng ta càng yêu mến Chúa Giê-su, chúng ta càng đưa bản
thân đến gần Người hơn nữa, càng từ chối những sự không thuộc về Người, những
gì Người ghét bỏ.
Hơn
nữa, đó là Chúa Giê-su đang lớn dần và càng ngày càng chiếm lấy nhiều vị trí
hơn trong chúng ta, Người chính là nguyên nhân khiến chúng ta từ bỏ tội lỗi và
ma quỷ.
Tuy vậy vấn đề là: làm thế nào chúng ta vừa từ bỏ sự bất toàn của mình mỗi ngày mà
cùng lúc lại có thể yêu mến chúng? Chúng ta không chỉ yêu mến sự bất toàn của
mình, mà chúng ta cũng yêu kết quả mà nó mang lại – đó là chúng ta sử dụng nó
như một sự khiêm nhường to lớn, rồi nhờ đó làm lớn mạnh lên lòng tự tin của mình và ném mình vào đại dương của lòng thương xót. Những điều này đi cùng với nhau rất
tốt, thật sự là rất tốt.
Vì
vậy, đừng bao giờ cảm thấy mất động lực vì lỗi lầm của ta. Bắt đầu bằng việc ngưng
cảm thấy ngạc nhiên với chúng. Đứa trẻ không biết đi không kinh ngạc khi chênh vênh và ngã nhào mỗi khi bước đi.
Nhìn
thấy bản chất tội lỗi và những điều nó gây nên, thánh
Tê-rê-sa Avila reo lên: “Có cái gì đó đã lớn lên trong khu vườn của tôi!”
Sự cám
dỗ, đáng thẹn như chính nó là, là cơ hội có được chiến thắng. “Và bởi vì ngươi được
Thiên Chúa chấp nhận, đó là điều cần thiết để cám dỗ chứng minh bản thân
chúng ta,” thiên thần đã nói với ông Tobias.
Ngay cả một sa ngã làm vững mạnh chúng ta nếu chúng ta biết ăn năn tội lỗi, bởi vì Chúa Giê-su đem điều thiện ra khỏi điều ác. Hãy đến với Người như là suối nguồn của nước hằng sống, bao nhiêu lần tùy thích, lần lượt lần lượt nâng bản thân dậy để càng nên khiếm nhường và tắm trong tình yêu tự tin. Nếu ta lấy tội lỗi như là cơ hội để hôn lên vết thương trong Trái Tim Chúa với việc đền tội và lòng tự tin, mỗi tội lỗi sẽ trở thành bậc thang trong chiếc thang nâng ta lên tình yêu của Chúa. Từ sự khốn khổ này đến sự khốn khổ khác chúng ta tiến đến lòng thương xót này đến lòng thương xót khác.
Tôi đã đề cập việc làm thế nào thánh Tê-rê-sa Hài Đồng hiểu, sống và chuyền tải những
giáo lý này trong chính đời sống của mình, lần nữa tôi quay lại,
vì chị thánh là người đã dạy những giáo lý này.
Chị
thánh lấy lòng vui sướng khi thuật lại cho Chúa Giê-su chi tiết những sự bất
trung của mình, trong sự quả quyết từ bỏ, để thu hút trọn vẹn hơn, để
bám víu chặt hơn vào tình yêu của một Thiên Chúa không đến
để kêu gọi kẻ công chính, nhưng là người tội lỗi. Chị thánh viết cho chị gái Celine, “Chúng ta mong muốn mình chịu đựng một cách hào phóng, lớn lao, nhưng đó là một ảo tưởng, chị Celine à! Chúng ta mong muốn mình chẳng bao giờ sa ngã! Liệu đó có phải là vấn đề với Giê-su của em nếu em vấp phạm mỗi giây mỗi phút? Điều đó chứng tỏ sự yếu đuối của em, và đó quả thực là một bước tiến. Nó cho Người
thấy khả năng nhỏ bé của em, và sau đó Người sẽ bị cám dỗ để mang vác em trên cánh ta Người. Nếu Người không muốn làm điều đó, chỉ bởi vì Người hài lòng khi
nhìn thấy em trên mặt đất.”
“Celine,
nếu chị chấp nhận chịu đựng trong bình an những thử thách khiến chị
không vui, chị sẽ mang đến chốn nghỉ ngọt ngào cho Thiên Chúa chúng ta. Thật sự
chị sẽ phải chịu đựng, do đó chị phải từ bỏ mình, nhưng đừng sợ hãi: chị càng
nghèo khó, Thiên Chúa càng yêu mến chị.”
Khi nhận thấy bản thân mất kiên nhẫn với một trong các chị em, chị thánh viết
cho mẹ Agnes thế này: “Bởi ơn sủng giữ gìn, con thấy hạnh phúc vì biết mình
không hoàn thiện và điều đó tốt đẹp hơn là việc trở thành một tấm gương của sự dịu dàng. Thật tốt lành biết bao khi con nhìn thấy Chúa Giê-su lúc nào cũng dịu dàng, nâng niu con. Tại sao Người lại không phạt con?”
Chị thánh nhận ra một cách nhanh chóng rằng, chúng ta càng tiến nhanh đến con đường trọn hảo thì chúng ta càng tin vào chính mình khi đạt được nó. Chị luôn tự nhận bản thân không trọn lành và cảm thấy vui sướng vì điều đó. Và chị reo lên: “Em hạnh phúc khi thấy mình thật thiếu sót và khát khao được nhận lấy lòng thương xót của Người vào giây phút em chết!” Ngay cả khi đã ở trong tay của thần chết!
Thay vì hân hoan trong sự nguội lạnh của chính mình, em quy cho nó như kết quả của sự thiếu nhiệt thành và trung tín. Em nên buồn rầu vì đã thiếp ngủ khi đang cầu nguyện hay lúc cảm tạ Chúa. Nhưng em đã không lấy làm phiền muộn vì chuyện ấy. Em nghĩ cha mẹ của những đứa trẻ luôn hài lòng khi nhìn chúng ngủ cũng như khi thức.
Tôi
quyết định trích dẫn đoạn này, bởi vì tôi đã chứng kiến thấy quá nhiều, quá nhiều
linh hồn nhìn bản thân trong sự thiếu nhiệt thành và gán điều đó như là cơn cám dỗ hoặc do nguội lạnh chống lại Đức Tin, và do đó cho phép mối gắn kết với Chúa Giê-su bị phá bỏ, mặc
dù Chúa thường chấp nhận việc này để nhấn chìm họ lần nữa vào sự khiêm nhường và cho họ cơ hội trở lại với niềm tự tin đơn sơ khiến Thiên Chúa lấy làm vui thích.
Vì vậy, cái nhìn của Thánh
Tê-rê-sa hướng về sự bé mọn của mình hơn là hướng về Đức Tin. Chị thánh xác tín lần nữa, “Đấng Toàn Năng đã làm những điều tuyệt vời trong tâm
hồn đứa bé của Mẹ Ngài, và điều tuyệt vời nhất chính là làm cho nó nhận
thấy sự bé mọn và bất lực của mình.”
XVII.
Có
lẽ nhiều người sẽ thắc mắc tại sao những bài giảng của tôi dựa quá nhiều
vào giáo lý thánh Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su. Đó là bởi vì tôi tin rằng chị thánh có một nhiệm vụ cao cả trong Hội Thánh đến muôn đời, và bởi vì
tôi biết, bằng kinh nghiệm, sự tốt lành vô cùng nảy nở trong những linh hồn
đi theo tinh thần của chị thánh.
Và
hơn nữa bởi vì chị thánh đã được tán dương bởi các Đức Giáo Hoàng gần đây của chúng
ta với một sự nhấn mạnh chắc nịch. Và do đó chúng ta chắc chắn.
Thánh
Pi-ô X: “Chị là vị thánh lớn nhất của thời đại mới.”
Benedict
XV: “Đây là bí mật nên thánh cho tất cả những tín hữu trên khắp thế giới. Tuy
chị không được nuôi dưỡng bằng những học thuyết thần học; nhưng lại có kiến
thức sâu sắc và cho mọi người thấy con đường ơn cứu độ. Chúng ta ước
gì những bí mật nên thánh thiện của Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su sẽ không bao giờ bị
giấu kín khỏi một người đồng tín hữu nào trong chúng ta.”
Pius
XI: “Chúng ta nên có một lòng khao khát nhiệt thành rằng tất cả những tín hữu Ki-tô giáo nên chiêm ngắm
chị thánh với mong muốn được nên giống chị. Chị đạt được những hiểu biết siêu nhiệm mà có khả năng cho chúng ta thấy con đường chắc chắn được ơn cứu độ. Tất cả chúng ta nên dấn thân vào con đường bé mọn, con đường của sự đơn sơ thuần túy,
mà chẳng có gì gọi là trẻ con về nó ngoài một tên gọi…Thật sẽ có một sự biến
đổi đến thế giới nếu người người trở về con đường của sự đơn sơ thánh thiện
này. Chị thánh như là bằng chứng sống động cho Lời Chúa.”
Pius
XII: “Thiên Chúa giới thiệu ngôi nhà của Ngài cho chị, cho chị xem những bí mật
của Ngài, tiết lộ tất cả những điều mà Ngài đã giấu khỏi những kẻ khôn ngoan và
quyền lực. Và bây giờ, sau khi đã sống một đời sống thinh lặng và ẩn mình, hãy
nhìn chị thổ lộ bản thân mình với tất cả sự nhân văn, tới những người giàu và
người nghèo, những người tuyệt vời cũng như nhỏ bé. Đó là Tin Mừng, trái tim của
Tin Mừng, mà chị đã khám phá lại…Chúng ta phải làm theo những gì thánh Tê-rê-sa
Hài Đồng đã chỉ trong lời của chị khi mời tất cả những người cứng lòng nhất
cũng như những người hoàn hảo nhất từ bỏ tất cả những việc làm giá trị của mình
trước mặt Chúa, cứu lấy sự yếu đuối triệt để và sự nghèo nàn về tinh thần của một
sinh linh tội lỗi.”
John
XXIII: “Tôi có một tình yêu đặc biệt dành cho vị đại thánh Tê-rê-sa thành
Avila, nhưng Tê-rê-sa Hài Đồng bé nhỏ mang chúng ta đến đích điểm.
Chúng ta phải dựa vào chị.”
Chúng
ta thấy làm thế nào chị thánh đã “mang chúng ta đến đích điểm.”
XVIII.
Chị
Marie of the Sacred Heart, chị cả và cũng là mẹ đỡ đầu của Tê-rê-sa đã yêu cầu
chị thánh viết lại những gì mà chị gọi là “những giáo lý nhỏ”. Thánh Tê-rê-sa
Hài Đồng đã viết nên những trang nơi chị biểu đạt những điều đáng ngưỡng mộ
trong niềm khao khát to lớn của mình, cảm nhận nơi tầm hồn chị ơn gọi của một
chiến binh, một linh mục, bác sĩ và một tử đạo. “Nhưng”, chị viết, “em không biết
làm thế nào để giới hạn mình chỉ chịu tử nạn theo một cách, em muốn được tất cả.”
Chị
Marie of the Sacred Heart trả lời, “Chị đã đọc những trang viết cháy bỏng
tình yêu dành cho Chúa Giê-su của em. Chị Marie bé nhỏ của em cảm thấy vui sướng
khi được sở hữu kho báu này. Tuy vậy, một cảm giác buồn bã chắc chắn khi thấy
em khao khát được tử đạo như vậy. Lẽ dĩ nhiên đó là minh chứng cho tình yêu của
em. Em đã sở hữu tình yêu mà chị không có được.”
Anh chị em đã bao giờ có cảm giác buồn giống vậy chưa, hay có lẽ là ghen tị khi đọc những
điều tuyệt vời về đời sống và các bài viết của các thánh, với một cám dỗ để nói
với bản thân rằng, “Đây không phải dành cho tôi, điều này quá sức lớn lao với tội”? ***
Chị
Marie of the Sacred Heart đã hỏi Tê-rê-sa rằng liệu rằng chị có thể yêu Chúa Giê-su
như Tê-rê-sa đã làm. Và chị thánh viết lại rằng:
Em không tốn một giây nào để trả lời cho chị…Làm thế nào chị có thể hỏi em là liệu chị có yêu Ngài như em không? Khao khát tử đạo của em chẳng là gì. Đó không phải là điều đã cho em sự tự tin vô hạn mà em cảm thấy trong trái tim mình. Khao khát này là một sự ủi an mà Chúa Giê-su đôi lúc ban cho những linh hồn yếu đuối như em, nhưng khi Ngài không cho đi sự ủi an này, đó quả là một ơn huệ đặc biệt…À, có một điều chắc chắn em cảm nhận được là những điều này sẽ không làm Chúa hài lòng với linh hồn bé nhỏ của em. Nhưng điều làm Người hài lòng đó là nhìn thấy em yêu mến sự bé mòn và nghèo khó của mình. Đó là niềm hy vọng mù quáng mà em có nơi lòng thương xót của Người…Đó là kho báu duy nhất của em. Làm sao kho báu này cũng không phải của chị?
Ôi, chị yêu dấu của em, em xin chị hãy hiểu cho sự bé mọn của mình. Hiểu được điều đó để yêu mến Chúa Giê-su, để trở thành nạn nhân tình yêu của Người, một người yếu đuối hơn tất thảy, người mà chẳng có cả những khao khát hay các nhân đức, lại trở nên hoàn hảo hơn cho công việc chuyển cầu và biến đổi của tình yêu. Chỉ cần mong ước trở nên nạn nhân là đủ, nhưng linh hồn phải đồng ý giữ mình luôn nghèo khó và hoàn toàn yếu đuối.
À, hãy để bản thân chúng ta tránh xa những vầng hào quang; hãy để bản thân yêu mến sự bé mọn của mình; hãy để bản thân yêu mến việc chẳng có gì cả; và chúng ta sẽ được trở nên nghèo khó trong tâm hồn, và Chúa Giê-su sẽ đến để tìm kiếm chúng ta, còn hơn cả những gì chúng ta có. Người sẽ biến đổi chúng ta thành ngọn lửa của tình yêu. Ôi, làm thế nào em có thể cho chị hiểu cảm giác của em…Nó chẳng có gì ngoài lòng tự tin nhưng sự tự tin này phải dẫn chúng ta đến tình yêu. Không phải nỗi sợ sẽ dẫn chúng ta đến việc nghiêm khắc kiểm điểm như nó đại diện cho kẻ tội lỗi? Nhưng Chúa Giê-su không chỉ mang đến công lý cho những kẻ yêu mến Người.
Thật
là một lá thư tuyệt vời! Và thật khó để mà không trích dẫn toàn bộ lá thư bởi vì tôi đã
bị choáng váng bởi những lô-gic của các thánh! Giống như những nhà thần học
khác, Tê-rê-sa bé nhỏ biết rằng tình yêu của Chúa là một tình yêu biến đổi và
chuyển cầu. Do đó, chúng ta càng trở nên yếu đuối, chúng ta càng phù hợp cho
công trình tình yêu của Ngài.
Để
có một khao khát cháy bỏng, để diễn đạt bản thân thuyết phục, để cảm nhận mình
tràn đầy nhiệt huyết, không dựa vào chính chúng ta. Tuy nhiên, tất cả những gì
chúng ta có thể làm đó là yêu, với ý chí, sự bé nhỏ và khó nghèo của mình;
chúng ta có thể yêu lấy sự trần trụi, bất lực và nhận ra mình chẳng có bất cứ sự
gì ngoài một kho báu duy nhất: từ bỏ đến mù quáng vào lòng thương
xót.
Đó
là chương trình cho đời sống nội tâm mà chính chúng ta phải vươn tới.
XIX.
Bạn
có biết điều gì đánh lừa chúng ta? Sự thật, những người càng tài giỏi lại
càng khó nhận ra điều này. Họ trở nên mệt mỏi với việc tha thứ. Họ không quên
những vết thương mà mình có thể sẽ phải nhận. Thế giới không có lòng thương xót
cho những phán quyết đã đưa xuống. Nếu nhìn vào chính mình thì dường như những kẻ lầm
đường lạc lối sẽ ít nghiêm khắc hơn những người khác. Nhưng trái lại là đằng
khác, bởi vì lòng thương xót là hoa quả của ân sủng. Hãy nghe những người
Pha-ri-sêu, dưới khuôn mặt được bôi trắng, phân phát sự phán xét lên những người dân nghèo.
Chúng
ta áp đặt thước đo trái tim bất hạnh bé nhỏ của mình ngang với Trái Tim Chúa
Giê-su, một trái tim ích kỷ, nhỏ nhen, khó khăn, và chúng ta chẳng thể hiểu nổi sự tốt
lành, cảm thông, thương xót, dịu dàng và nhẫn nại trong Trái Tim Người.
Chúng
ta thiếu sự khiêm nhường trầm trọng. Sự thiếu khiêm nhượng này ngăn chúng ta đến
với Người, trong một sự tự tin thơ dại cho phép Người biến trái tim của
chúng ta trở nên nhẹ nhàng và khiêm nhượng như Người, cho chúng ta đổi lấy trái
tim mình với Người.
Vâng,
đây quả thật là những gì chúng ta bị đánh lừa. Chúng ta đã không thật sự trải
nghiệm lòng thương xót, một trái tim thương xót cả vũ trụ, luôn nhân hậu và thấu
hiểu, luôn bị thu hút bởi sự khốn khổ, luôn biết cúi xuống để trở nên đồng cảm.
Đúng vậy, Trái Tim của Thiên Chúa chính là như vậy.
Kinh
Thánh có hàng loạt những đoạn viết xác minh về giáo lý của lòng tự tin trong sự đau
khổ - Tôi có thể nói đó là sự tự tin trọn vẹn trong sự đau khổ trọn vẹn. “Ta
muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế”. Thánh Phao-lô viết, “Ở đâu tội lỗi đã tràn
lan, ở đó ân sủng chan chứa gấp bội.” Những ngôn từ đầy sức mạnh: Copiosa apud
eum redemption: “Ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa.”
Làm
thế nào chúng ta nhìn thấy một cách rõ ràng ý muốn của Thiên Chúa cứu rỗi chúng
ta bằng mọi giá. Chính điều này khiến Người phải đổ Máu Mình đến giọt cuối
cùng, khi mà chỉ cần một cử chỉ, một lần giải tội là đủ. Giê-su có nghĩa là “Đấng Cứu Chuộc”.
Đó là tên của Người. Và Đấng Cứu Chuộc luôn bên cạnh chúng ta, luôn sẵn sàng để
cứu chuộc chúng ta.
Người
sẵn sàng tuôn xuống Giu-đa thác nguồn của sự tốt lành và dịu dàng. Ở thời khắc
khi Giu-đa phản bội Người, Người gọi anh ta là bạn: “Này bạn, bạn phản bội Con
Thiên Chúa bằng một nụ hôn ư?” Tội lỗi lớn nhất của Giu-đa không phải là lòng
tham của anh ta, thậm chí cũng chẳng phải là sự phản bội: đó là sự thất bại để
đáp lại tiếng gọi khẩn thiết từ Trái Tim Chúa Giê-su. Nếu vào khoảnh khắc đó
Giu-đa quỳ xuống dưới chân Người và nói rằng, “Tội lỗi con to lớn, nhưng lòng
thương xót của Thầy còn gấp bội,” Chúa Giê-su đã vòng tay ôm lấy anh ta. Nhưng
Giu-đa nghi ngờ lòng thương xót ấy, hay anh ta không cần nó. Đó chính là sự sa
ngã của anh ta.
![]() |
Giotto di Bondone Kiss of Judas, c.1304-c.1306 |
Chúng ta có thể tiến xa hơn. Chúng ta có thể dựa vào lòng tự tin, không chỉ với lòng thương xót của Thiên Chúa, nhưng còn sự công minh của Người, hãy luôn nghe theo tấm gương của thánh Tê-rê-sa Hài Đồng. “Với em,” chị reo lên, “Người đã cho em lòng thương xót vô biên, và nhờ đó em chiêm niệm và suy tôn những sự thánh thiện khác. Rồi tất cả đều trở nên sáng chói bằng tình yêu. Ngay cả sự công minh, có lẽ còn hơn tất cả những cái khác, xuất hiện trước mặt em như một tấm áo khoác của đức mến. Quả là niềm vui ngọt ngào khi nghĩ về Thiên Chúa là công lý, điều đó có nghĩa là, Người đã lấy đi sự yếu đuối của chúng ta vào chính mình, Người biết một cách trọn vẹn về bản năng yếu đuối của ta! Vì thế mà em phải sợ hãi điều gì đây?”
Và
với người anh em tinh thần của chị, Cha Roulland: “Con biết rằng chúng ta phải
hoàn toàn trong sạch hầu để xuất hiện trước mặt Thiên Chúa thánh thiện, nhưng con cũng biết rằng Thiên Chúa thì hoàn toàn công bằng, và do đó mà sự công mình
của Người khiến cho nhiều linh hồn khiếp sợ, lại trở thành niềm vui thích và
tự tin của con…Con hy vọng vào sự công bình của Người cũng nhiều như việc hy vọng
vào lòng thương xót. Đó là bởi vì Thiên Chúa thật công bình, sự công bình của
Người chính là lòng từ bi nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương, vì Người biết
sự yếu đuối của chúng ta. Người nhớ rõ chúng ta chẳng là gì ngoài cát bụi.”
Và
khẳng định triệt để hơn: “Bởi vì Người đã yêu con đến nỗi trao ban Con Một của Người
làm Đáng Cứu Chuộc và là Hôn Phu của con, kho báu vô ngần của Người chính là của con. Con vui mừng dâng nó lên Chúa Cha, cầu xin Ngài nhìn thấy con như thấy
khuôn mặt của chính Chúa Giê-su và Trái Tim đang cháy lên vì yêu…Vào buổi xế
chiều của cuộc đời, con sẽ xuất hiện trước mặt Ngài với bàn tay trắng, vì con không mong Ngài sẽ đếm các việc con làm. Tất cả mọi công lý của chúng ta đều như
một vết nhơ trước mặt Ngài. Vì vậy con muốn cuộn mình trong sự công lý của Ngài
và nhận lấy từ tình yêu của Ngài món quà vĩnh cửu chính là Ngài.”
Đây
là dòng suy nghĩ tuyệt vời mà tôi đã truyền tải đến bạn trong bài giảng đầu
tiên. Tất cả công lao của Giê-su đều là của chúng ta. Người phủ lên tôi Máu Thánh của
Người. Người đổ vào đôi bàn tay trắng của tôi công lao của Người và biến đổi
tôi thành chính Người. Do đó, tôi xuất hiện trước mặt Chúa Cha, Đấng với tất cả
sự công bình, và Cha đã nhận lấy tôi như chính Người Con Yêu Dấu.
Trong
tinh thần đó chị Tê-rê-sa Hài Đồng nói rằng: “Như những nạn nhân của tình yêu,
dường như chẳng có sự phán xét nào đối với em, nhưng thay vào đó Chúa sẽ ban
thưởng đó là ngọn lửa vĩnh cửu tình yêu của Người, và Người sẽ nhìn nó thiêu đốt
trái tim chúng ta.” Chị thánh biết rằng “ngọn lửa của tình yêu thì thiêng
liêng hơn lửa nơi Luyện Ngục.”
Những
“con người bé mọn” đã dâng chính mình làm của lễ tình yêu, sống dưới thế gian
này trong bàn tay Thiên Chúa, trong Trái Tim Người, sẽ nhận thấy bản thân, vào
giây phút của cái chết, trong bàn tay của Chúa, trong Trái Tim Người.
Và
khi Chúa Giê-su giấu mình trong những thử thách nội tâm cực hạn như là khô
khan, chai sạn, đau buồn trong đêm tối, khi tất cả những từ ngữ của yêu thương,
tự tin, bỏ mình theo Chúa chẳng nói lên được gì với chúng ta, không chạm được đến
chúng ta, không khiến chúng ta rung cảm, vậy thì sao đây? Có linh hồn nào không
đi qua những đêm tối này?
Đó
là lúc chúng ta phải đẩy lòng tự tin của mình lên đến cực hạn. Những thử thách
này chính là ân sủng, bởi vì chúng chính là cơ hội cho một đức tin thuần khiết.
Một tình yêu thuần khiết được nhận ra bởi một đức tin thuần khiết, và một đức
tin thuần khiết được nhận ra trong những đêm tối theo cùng một cách “vì sức mạnh
được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối.” Hãy nhận lấy những ơn ích, ơn ích
trong thời khắc đen tối khi bản tính tự nhiên lâm vào nỗi sợ hãi, khi
trái tim của anh chị em trở nên lạnh giá, khi anh chị em tin, một cách sai trái, rằng Chúa
Giê-su đang ở một nơi rất rất xa và thậm chí, có lẽ Người đã quay mặt đi
không nhìn chúng ta nữa, bởi vì chúng ta thấy bản thân quá hèn kém và bất toàn; hãy nhận
lấy ơn ích từ những yếu đuối để tiếp thêm bằng hành động dũng cảm trong đức tin
và tự tin trong ý chí tinh tuyền. Đây sẽ là những hành động đáng giá nhất –
chúng có công lao tuyệt vời nhất bởi vì trong những thời khắc này chúng được tạo
ra trong đức tin thuần khiết, mà không có lấy một sự vui thích và sự hỗ trợ từ
những giác quan.
Đó
là thời khắc để nói với Chúa Giê-su rằng, “Người có thể ngủ trên thuyền của
con, và con sẽ không đánh thức Người dậy. Người đang giấu mình, nhưng con biết
rõ nơi Người đang ở: Người đang ở trong trái tim con. Con không cảm được, nhưng con biết là nó như vậy. Con tin vào tình yêu Người dành cho
con và con tin vào tình yêu con dành cho Người.”
Qua những ngày cuối cùng trong cuộc đời chị thánh Tê-rê-sa Hài Đồng đã trải qua cơn thử thách đức tin và đón nhận nó đến giây phút cuối cùng, trong ngọn lửa của một tình yêu thiêng liêng. “Em hy vọng có thể truyền đạt những gì em cảm thấy,” chị viết, “nhưng lạy Chúa! Em tin rằng điều đó là không thể. Một người phải trải qua việc du hành trong đường hầm tăm tối để có thể hiểu được bóng tối. Khi em muốn trái tim mình được nghỉ ngơi, mệt mỏi vì bóng đêm bao quanh, trong ký ức về môt đất nước kỳ diệu mà em khao khát hướng đến, sự day dứt lại lại tăng lên gấp bội. Em tin rằng mình đã thực hiện hành vi đức tin ở năm cuối đời này nhiều hơn so với toàn bộ cuộc đời mình.” Nhưng chị thánh đã chấp nhận việc bản thân không thể tận hưởng niềm vui Thiên Đàng trên trần thế, để nó có thể được mở ra, vĩnh hằng, cho những người không có đức tin đáng thương. “Hơn nữa,” chị thêm vào, “trong cơn thử thách này, nó đã lấy đi tất cả niềm vui thích trong em, em chẳng thể reo lên ‘Ôi Thiên Chúa, Người đổ đầy con bằng niềm vui thích trong tất cả những việc Người làm.’ Vì có niềm hân hoan nào lớn hơn là chịu đau khổ vì tình yêu?”
Chị
thánh đã nghĩ rằng Chúa Giê-su sẽ sớm mệt mỏi khi khiến chị phải chờ đợi hơn là
việc chị chờ đợi Người.
Và
vào lúc chết? Có lời nói rằng vào thời khắc của sự chết Địa Ngục sẽ mở cửa.
Chúa Giê-su có thể cho phép điều đó. Nhưng chẳng phải Người đã ở gần chúng ta,
gần hơn nhiều lần so với Satan sao? Chẳng phải Mẹ Maria ở đó, nâng đỡ các linh
hồn như cột trụ của sự Cứu Rỗi, với sự cô đơn của mẹ sao? Và thánh Giu-se ở
kia, người biết rõ mùi vị ngọt ngào khi chết trong tay của Chúa Giê-su và Mẹ
Maria. Trái tim của họ cúi xuống người đang hấp hối với một sức mạnh không thể
so sánh vào thời khắc quyết định này. “Không một linh hồn nào phải rơi xuống Địa
Ngục nếu không tự nó xé khỏi vòng tay của Ta” lời Thiên Chúa chúng ta nói với một
linh hồn thánh thiện.
Theo thánh Gio-an Maria Vianney, “không phải một linh hồn tội lỗi đã trở về với
Thiên Chúa để xin Người tha thứ, nhưng chính Chúa đã đuổi theo sau linh hồn ấy
và mang anh ta về với Người,” và cũng tương tự như vậy trong thời khắc của cái
chết.
Bài
giảng này, tôi nghĩ, là phần quan trọng nhất của cuộc tĩnh tâm này. Tự tin
chính là tín lý trọng yếu trong giáo lý của thánh Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su bởi
vì, “đó là tự tin và không gì ngoài tự tin sẽ dẫn chúng ta đến với tình yêu,” và
tình yêu chính là tất cả.
Hãy
khắc ghi điều này trong linh hồn và trái tim với lửa và vàng: một lòng tự tin tuyệt
đối, một tự tin không gì lay chuyển trong Đức Vua Tình Yêu, được gọi là Giê-su
– Đấng Cứu Chuộc.
Trích sách: I believe in Love - Fr Jean D'elbee
Comments
Post a Comment