3.5 Về ngôn ngữ

Ngôn ngữ còn hơn là những ngôn từ. Ngôn ngữ là âm nhạc và nhịp điệu; là thanh âm, vần điệu, và cách đẩy âm từ miệng; nó là kết cấu và các lớp. Nghệ thuật chính thống và nghệ thuật đường phố. Ngôn ngữ là hình dáng và nơi chốn, địa lý và lịch sử. Ngôn ngữ là gia đình, là nơi bạn nghe thấy những gì trên bàn ăn và ở cửa hậu sau nhà, là tiếng lầm bầm sau cánh cửa hay tiếng hét lớn từ cầu thang. Ngôn ngữ là cách bạn làm việc với ngôn từ và là khoảng trống giữa những ngôn từ.

Đôi khi chúng ta nghĩ rằng thật bất khả thi để miêu tả những gì chúng ta cảm nhận và muốn diễn đạt về thế giới, những “mảnh vụn trong đống hổ lốn tuyệt trần thế gian.” Tuy nhiên, có những lúc, chúng ta phải dùng ngòi bút truy đuổi theo sau những nơi, mà gần như đạt đến độ chính xác và hoàn hảo.

“…Để nói được những gì bạn muốn nói, bạn phải tạo ra một ngôn ngữ khác và vun trồng từ năm này qua năm nọ với tình yêu, với những mất mát, và với những điều bạn sẽ không bao giờ tìm lại được nữa,” nhà thơ George Seferis đã nói.

Làm thế nào để tìm và xác định ngôn ngữ của chính mình:

  • Viết về những gì bạn nghe thấy xung quanh trên bàn ăn lúc nhỏ, trong nhà ông bà, khi gia đình tụ họp và kể chuyện cho nhau. Bắt đầu bằng “Tôi nhớ…” để gợi lại hình ảnh.
  • Viết bằng nhận thức (stream of consciousness), cho phép ngôn ngữ đến từ nơi sâu thẳm tiềm thức và thành hình trên các trang viết. Đọc lớn những gì mình viết để nghe  tiếng nói của trực giác; lắng nghe các từ vựng, nhịp, và thanh âm. “Có những cảm xúc từ vượt lên trên những ý nghĩa từ” – nhà thơ Wallace Stevens đã nói.
  • Liệt kê 5 giác quan: âm thanh, cảm xúc, nếm, chạm, và những gì nhìn thấy. Sau đó tạo so sánh tương đồng (cái gì đó giống như cái gì đó) cho mỗi cái. Làm thật nhanh mà đừng suy nghĩ quá nhiều. Tránh so sánh những cái khuôn mẫu (cliché). Cái gì đó mà bạn viết nói lên ngôn ngữ của chính bạn.
  • Học những tác giả mà bạn thích đọc hay những người có ngôn ngữ khiến bạn ấn tượng. Sao chép những đoạn văn của họ vào sổ tay để bạn có thể cảm nhận vật lý ngôn ngữ của họ. Khi bạn đọc những câu khiến bạn phải dừng lại, viết chúng xuống. Dùng nó như đề tài để tập làm văn.
  • Viết những đoạn độc thoại từ cái nhìn của bản thân trong những bức hình khác nhau, hình thật hay hình bạn tự tưởng tưởng đều được. Hãy cho “bạn” trong bức hình đó một tiếng nói, viết bằng ngôi thứ nhất. Bắt đầu với “Ở đây tôi là…” hay bắt đầu bằng suy nghĩ đầu tiên chạy đến.
  • Để âm nhạc gợi mở ngôn ngữ. Lắng nghe những loại nhạc khác nhau, từ những bản hòa tấu với dàn nhạc lớn đến nhạc cổ điển acoustic được chơi bằng guitar, jazz, rock, rap, nhạc dân tộc và nhạc thế giới, và viết xuống ngôn ngữ mà bạn nghe.
  • Khi đọc báo hay tạp chí, quan sát những hình ảnh khiến bạn phải chú ý. Có cái gì đó trong những bức ảnh này nói lên ngôn ngữ của bạn. Xé nó ra (đừng xé phần bài viết) và giữ nó trong một cái bìa. Khi tập viết, hãy lấy một trong những bức tranh đó và viết về nó với những đoạn độc thoại từ một cá nhân, đoạn đối thoại giữa hai hay nhiều người, hay tạo ra một câu chuyện về những chủ đề đó. Nhìn thật lâu vào bức tranh cho đến khi bạn nghe thấy ngôn ngữ của nó bắt đầu nói.
  • Viết một lá thư không cần phải gửi đi cho phép bạn nói về những điều mình muốn hay cần phải nói với ai đó với giọng điệu mà có thể bạn không được phép dùng. Ví dụ, bạn có thể viết về sự tức giận với người bạn biết mình sẽ chẳng bao giờ uy hiếp nổi hay lời tạm biệt với ai đó bạn chưa kịp nói với họ, thậm chí với những ai đã chết. Những lá thư đó được viết trên ngôn ngữ của cảm xúc. Trong sổ tay, hãy tạo một danh sách những người bạn muốn viết những lá thư không cần gửi đi đó. Bây giờ chọn ai đó từ danh sách và viết thư. Không chỉ bạn khám phá ra ngôn ngữ của trái tim mình, những lá thư đó có thể mang đến trải nghiệm chữa lành.
  • "Ngôn ngữ tự nó bảo vệ chúng ta khỏi nổi sợ của những điều vô danh” – trích lời nhà văn đoạt giải Nobel Toni Morrison. Hãy dùng ngôn ngữ nỗi sợ, hãy để sự kinh hãi cất lời, gọi chúng đến vào ban đêm và đặt tên cho chúng. Làm tương tự với niềm hân hoan và hạnh phúc. Viết ra ngôn ngữ khi bạn cầu nguyện.

23.3

“Tôi nhớ mình đã lái xe trên con đường sỏi đá như thế nào.” (theo Theodore Roethke)

24.3

Viết về việc bị bắt quả tang khi đi làm gì đó.

25.3

Viết về những việc bạn đã không làm.

26.3

Có những dấu hiệu (sign: cung cấp thông tin) và bảng hướng dẫn (signal: cung cấp sự hướng dẫn)


Dịch và Biên tập: Mèo Quin

Nguồn: A Writer's Book of Day - Judy Reeves


Comments

Popular Posts