3.1 Kim chỉ nam
Khi tôi viết, tôi sáng tạo chính mình lần nữa và lần nữa.
Joy Harjo
Đừng đánh giá bài viết
Nếu khi viết thấy mình bị trói trong cấu tứ luộm thuộm, vụng về, đổi tên và đổi giới
tính, thời gian hoặc thậm chí là góc nhìn. Dùng ngôn từ phổ thông và đi vào
sự sáo mòn. Đừng quan tâm. Cứ viết đi. Hãy nhớ bạn không phải là biên tập viên hay
người chỉnh sửa, hoặc cân nhắc làm sao để diễn đạt mình tốt hơn. Những
gì được viết trong tập làm văn là thứ thô kệch nhất trong số những bản
nháp thô kệch bởi nó được đổ trực tiếp từ trực giác, quá nhạy cảm và mộc mạc để bị đánh giá. Đặc biệt là sự đánh giá đến từ chính bản thân, bởi vì bạn là nhà phê
bình nghiêm khắc nhất của chính mình. Như Eleanor Roosevelt nói, “Không ai có thể làm những chuyện mà tôi đã
làm với chính mình.”
Khi viết chung một nhóm với những người khác, đừng so sánh, phân tích, hay phê bình những bài viết thô sơ, chưa chín muồi. Hoặc so sánh bản nháp đầu tiên chưa hoàn chỉnh với bản thảo đã hoàn chỉnh và đã xuất bản của các nhà văn khác. Rồi sẽ đến lúc bạn đánh giá bài viết của mình và hỏi những người khác, nhưng không phải là trong lúc tập làm văn.
Nói dễ hơn làm. Chúng ta có xu hướng vội vã đánh giá, hoặc kỳ vọng chính mình ở mức cao hơn cho dù bài viết của chúng ta có tốt, sống động và mới mẻ như thế nào. Nhà soạn kịch Lillian Hellman nói “Không có gì tốt như bạn mong đợi sẽ đến nếu ban đầu bạn mong đợi như vậy lúc ban đầu.”
Luôn nhớ là người bạn thân thiết với bản thân bằng cách không đánh giá, chấp nhận,
khoan dung, yêu mến, tử tế, và kiên nhẫn. Và nhớ là đôi lúc nên cười. Cười vào
chính mình và những bài viết của mình.
Chủ nghĩa cầu toàn
Chủ nghĩa cầu toàn thì xấu xí, cứng nhắc và khó nhằn với đôi môi mím chặt và đôi mắt ti hí. Không một ai thích chủ nghĩa cầu toàn. Nó khởi nguồn từ nơi linh hồn bẩn tính ích kỷ cư ngụ và chẳng phục vụ cho mục đích nào ngoại trừ khiến chúng ta cảm thấy tồi tệ về chính mình và bất cứ những gì chúng ta sáng tạo.
Chủ
nghĩa cầu toàn khiến chúng ta giữ chặt ngòi bút và từ chối ngôn từ,
ý tưởng trước khi nó được viết ra. Nếu chúng ta bị xâm chiếm bởi chủ nghĩa cầu
toàn tạm thời, nó tìm tới chúng ta, yêu cầu chúng ta phải gạch bỏ, xóa đi,
viết lại bất cứ thứ gì đã viết khi nó vắng mặt.
Một
bài thơ hoàn hảo là bất khả thi. Một khi nó được viết ra, thế giới ở đó chấm dứt.
Robert
Graves
Chủ
nghĩa cầu toàn muốn Thiên Chúa cải tác lại nắng mai và than phiền về sự
lựa chọn màu sắc của Mẹ Tự Nhiên. Nếu mọi thứ được để lại cho nó, sẽ chẳng có gì
tồn tại. Bạn sẽ không bao giờ nghe chủ nghĩa cầu toàn nói, “A, cái này tốt.” Tất
cả mọi từ vựng của nó đều ở dạng phủ định: Không, Đừng, Chưa bao giờ.
Nhà
thơ William Stafford nói, “Những cái được viết không được bảo vệ và trân trọng, mà bị bỏ rơi: bởi những kẻ quyết định tầm quan trọng và giá trị của nó.”
Nhận
thức sự hoàn hảo không tồn tại, hoặc tin rằng những thụ tạo (bao gồm con người) là hoàn hảo trong sự không hoàn hảo, giúp chúng ta làm việc trong khả
năng tốt nhất có thể, nâng mức độ sáng tạo lên cao nhất trong khả năng có thể. Rồi chúng ta có thể gọi nó là hoàn chỉnh, công khai nó, và giải
phóng bản thân khỏi những gì còn giữ lại trong lòng.
1.3 |
Viết
về tóc |
2.3 |
Điều
này được biết nhiều… |
3.3 |
Bạn
thấy sao băng |
4.3 |
“Vào
lúc 5 giờ chiều” (theo Federico Garcia Lorca) |
5.5 |
Bạn
đang chờ đợi gì? |
Comments
Post a Comment