2.1 Kim chỉ nam

“Bạn phải phiêu du đầy ngẫu hứng, giống như những người Maya đầu tiên. Bạn phải mạo hiểm lạc lối trong rừng rậm, đó là cách duy nhất để làm nghệ thuật.”  Tezcatillipoca

Tin tưởng vào ngòi bút

Vừa lúc đọc chủ đề bài luyện viết, hình ảnh đầu tiên sẽ xuất hiện. Bạn có thể tin tưởng vào hình ảnh đó. Nhà thơ Allen Ginsberg trích dẫn câu nói của nhà sư vĩ đại Chögyam Trungpa Rinpoche khi ông muốn nhắc nhở chúng ta, “suy nghĩ đầu tiên, suy nghĩ tốt nhất.” Suy nghĩ đầu tiên đến với bạn xuất phát từ trực giác, quá trình sáng tác nhận thấy chỗ đứng vững vàng của nó ở nơi đó, và cái tôi chưa tìm đến kịp. Đây là nơi của hình ảnh giàu sức gợi và những suy tư sâu.

Nắm lấy ngòi bút một cách từ tốn, và để những gì đến theo cái cách mà nó phải đến. Hãy nghe theo ngòi bút khi nó bắt đầu diễn đạt hình ảnh, từ tiếp nối từ. Bạn có thể cảm thấy vội vã muốn lướt nhanh đến hình ảnh tiếp theo, nhưng đừng nhanh nhẩu đoản. Hít một hơi và để ngòi bút lang thang tự do trong giới hạn của hình ảnh đầu tiên khi bạn đang ở đó. Sau đó, chuyển tiếp tới hình ảnh tiếp theo và tiếp theo. Bằng cách này, thứ tự sắp xếp sẽ tự phát sinh, nếu không bạn sẽ bỏ lỡ khi vội vã chạy từ hình ảnh này sang hình ảnh tiếp theo.

Ginsberg tiếp nối: “Cần thiết phải sử dụng phương pháp ký họa nhanh và thô để phác họa những chi tiết cảm quan thoáng qua trong quá trình cảm nhận phức tạp đang xảy ra trong Con Người…Tôi không biết những gì tôi làm. Tôi lạc lối. Tôi nói dối. Tôi đi theo những gì mà tâm trí đưa tôi tới.” 

Ngòi bút là công cụ của trực giác. Nó sẽ không giúp bạn tiến bước xa hơn và sâu hơn dù mong muốn, nhưng nó có thể dẫn bạn đến những nơi chưa từng được khám phá mà bạn không bao giờ nghĩ đến khi có mặt nhận thức.

Hẹn giờ viết

Khi tôi lần đầu luyện viết với những nhà văn khác, chúng tôi hẹn giờ cho thời gian viết, thường là để buổi viết đi theo một qui trình nhất định. Tuy nhiên, qua năm tháng, tôi nhận ra giới hạn thời gian viết có nhiều lợi ích mang đến hơn là chỉ đơn giản tạo ra qui trình.

Qui trình chuẩn bị viết tạo ra trạng thái xuất thần.

John Barth

  1. Nó giúp việc ngồi xuống viết dễ dàng hơn (bất kỳ ai cũng có thể viết mười đến mười lăm phút)
  2. Sự căng thẳng trong giới hạn thời gian được tạo ra giúp bạn tập trung.
  3. Cho phép người viết che phủ chính mình và hiện diện với bài viết.
  4. Nó xuất hiện đầy ngẫu hứng; chẳng có thời gian mà suy tư vẩn vơ. 
  5. Nó giữ việc viết liên tục từ-nối-từ thay vì ngồi suy ngẫm, cân nhắc và viết lại.
  6. Bắt đầu dễ dàng hơn khi biết thời điểm kết thúc.
  7. Giải phóng khỏi suy nghĩ về cái kết bài, bạn chỉ ngừng khi thời gian ngừng. Nhờ vậy bạn có thể mạo hiểm nhiều hơn.
  8. Một khung thời gian viết cụ thể có thể được sắp xếp dễ dàng hơn trong lịch trình.
  9. Những bài viết không hứng thú hoặc chẳng ra sao có thể được bỏ khi hết giờ.
  10. Mặt khác, bài viết đó cũng có khả năng trở nên thú vị, nếu bạn phân bổ cho nó một lượng thời gian đầy đủ.

Không cần thiết để hẹn giờ cho mỗi ngày tập làm văn, đặc biệt khi bạn viết một mình. Bạn có thể thấy mình ngồi viết cả tiếng hoặc hơn mà không nhìn số trang, và ai biết bạn sẽ có thể mất những gì nếu bạn ngừng chỉ bởi thời gian quy định. Ý tôi là, khi có hứng thì cứ để hứng tới, và nếu bạn đang nấu ăn hãy cứ viết, dù cho có chuyện gì đi nữa.

1.2

Viết về một nụ hôn

2.2

Viết về con đường của bạn trong thành phố

3.2

Có những điều phụ nữ biết về tình yêu

4.2

Viết về một bức ảnh trắng đen

Dịch và Biên Tập: Mèo Quin

Nguồn: A Writer's Book of Day - Judy Reeves

Comments

Popular Posts